Implant là một phương pháp cấy ghép đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi, chuyên môn cao. Bác sĩ sẽ đặt trụ implant vào xương hàm. Sau khi tích hợp mão sứ sẽ được phục hình lên trên và hoàn tất quá trình. Răng implant có cấu trúc tương tự và thay thế răng mất hoàn hảo từ chân răng, thân răng đến mặt nhai. Giúp ăn nhai cảm biến tương tự như răng thật. Đây là phương pháp cấy ghép hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên có những trường hợp không thể cấy ghép. Vậy người bị bệnh tiểu đường có cắm ghép implant được không ? Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép không ?
Người bị bệnh tiểu đường thì lượng đường huyết cao. Nên thường xảy ra tình trạng xơ vữa động mạch , hẹp các mạch máu nuôi dưỡng tế bào, dễ bị nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành…Trong khi cấy implant bác sĩ sẽ can thiệp vào nướu và xương. Vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường sẽ khó thực hiện được. Do có các biểu hiện vết thương lâu lành hay chảy máu nhiều….
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường nhưng muốn cấy ghép implant. Hãy liên hệ với Nha khoa Răng Xinh để được tư vấn chi tiết nhé.
Người bị bệnh tiểu đường có cắm ghép implant được không ?
Cũng có một số ít người mắc bệnh tiểu đường có thể cấy ghép được. Với điều kiện sức khỏe ổn định. Được sự chỉ định của bác sĩ thì vẫn có thể cấy ghép. Bác sĩ cấy implant có thể phối hợp với bác sĩ điều trị tiểu đường. Để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.
Để việc thực hiện cấy ghép diễn ra thuận lợi và thành công. Người bệnh cần đáp ứng các yêu cầu sau của bác sĩ :
- Bệnh nhân cần khám tổng quát răng miệng, chụp x-quang. Để đánh giá mật độ xương và tình trạng vị trí cần cấy ghép.
- Làm các xét nghiệm sinh hóa để xem tình trạng bệnh tiểu đường như thế nào vào thời điểm cấy ghép.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhưng tình trạng bệnh tốt. Thì khả năng thực hiện lên tới 90%.
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết được cho là an toàn đối với đa số người bệnh tiểu đường là
- Đường huyết lúc đói: 90-130mg/dl (5.0mmol/l – 7.2mmol/l)
- Đường huyết sau ăn 2 giờ: dưới 180mg/dl (10mmol/l)
- Đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dl (6.0mmol/l – 8.3mmol/l)
>>> Tham khảo thêm : Cắm ghép implant có thực sự an toàn ?
Một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Các giải pháp can thiệp nha khoa đặc biệt là phẫu thuật trồng răng chỉ có thể thực hiện khi lượng đường huyết được kiểm soát tốt, do đó bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc duy trì đường huyết ổn định.
- Kiểm tra và chăm sóc răng miệng định kỳ tại nha khoa 2 lần/ năm để đảm bảo xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng có thể xảy ra.
- Nên thông báo với bác sĩ nha khoa về bệnh của bạn trước khi khám để bác sĩ có những tư vấn chính xác nhất.
- Không hút thuốc lá và tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, hạn chế chất béo và tinh bột.
- Đánh răng đúng phương pháp ít nhất hai lần một ngày với bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor, tránh chải răng quá mạnh có thể gây chấn thương mô nướu.
- Nếu có sử dụng hàm giả tháo lắp nên làm sạch chúng hàng ngày. Không mang hàm giả khi ngủ. Nếu hàm giả lỏng hoặc khít chặt quá làm đau thì nên làm lại hàm giả mới.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Nha khoa Răng Xinh muốn chia sẻ đến các bạn về việc người bị bệnh tiểu đường có cắm ghép implant được không . Hi vọng với thông tin trên đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh này. Cũng như tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để cấy ghép nhé.