gtag('config', 'UA-232809797-1');

Thực phẩm các loại khi kẹt lại trong răng đều là “món ăn” ưa thích của vi khuẩn. Thời gian thực phẩm tồn tại ở trong răng miệng càng lâu, càng gây hại nhiều.

Cẩn thận với chất đường và ăn vặt

Carbohydrat dễ lên men như các loại đường sucrose, fructose, maltose, lactose; mật ong, đường vàng, mật mía; trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp; nước ngọt… đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn. Người hay dùng chất ngọt bị hỏng răng nhiều gấp 12 lần người ít dùng. Ăn uống vặt nhiều lần trong ngày cũng làm thay đổi độ axit/kiềm của nước bọt và ảnh hưởng tới sự sâu răng.

Ví dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng sẽ ít có hại hơn là lai rai số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ axit trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Cần nhớ là mỗi lần một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng là độ axit trong nước bọt tăng lên cao và ăn mòn men răng.

Chất nào bảo vệ răng?

Đường hóa học saccharin, aspartame, cyclamate không làm hư răng; đường xylitol, sorbitol trong rượu không lên men lại được coi như chất bảo vệ răng. Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu. Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng.

Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau diếp… giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi. Thực phẩm vô hại cho răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ axit của nước bọt.

Vai trò của nước bọt

Nước bọt có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa cũng như bảo vệ răng. Có ba tuyến nước bọt là tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm. Nước bọt có tính kiềm mà nhiệm vụ chính là giữ độ ẩm cho miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm thay đổi axit trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Nước bọt có nhiều canxi và phốt pho nên trung hòa axit do vi khuẩn tạo ra. Sự nhai, ngửi hoặc nhìn thấy món ăn ngon thơm đều khiến ta chảy nước bọt.

Sự tiết nước bọt giảm khi ngủ nên miệng thường khô. Nước bọt cũng giảm trong một vài chứng bệnh hoặc do tác dụng của vài loại dược phẩm như thuốc trị kinh phong, trầm cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc có chất á phiện, các tia phóng xạ trị liệu.

Biết ăn phối hợp

Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng. Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng sẽ tốt hơn. Chuối thường hay dính răng, dễ dẫn đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng, sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Sĩ, miệng sẽ sạch mau hơn. Sữa có nhiều canxi, phốt pho nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng, như đường. Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng.

Thực phẩm lỏng rời miệng mau hơn món ăn đặc nên độ axit cũng thấp hơn. Một viên kẹo cứng ngậm trong miệng cho tan dần tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật nhưng kẹo cao su không đường nhai lâu làm tăng nước miếng và rửa sạch răng.

Ngô rang có nhiều chất xơ, ít carbohydrat lên men cho nên tốt cho răng.

Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng đủ làm cho các món này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.

0982353536